Cụ thể,ựclượngđóngởTrungĐôngbịtấncôngliêntiếpMỹhànhđộngđốiphómisa ông Ryder nói rằng trong khoảng thời gian từ ngày 17-24.10, binh sĩ Mỹ đã bị tấn công 13 lần ở Iraq và 3 lần ở Syria "thông qua sự kết hợp giữa máy bay không người lái và rốc két tấn công một chiều", theo báo The Hill.
Ông Ryder không nêu con số chính xác về số binh sĩ Mỹ bị thương trong các cuộc tấn công, nhưng Lầu Năm Góc trước đó tiết lộ rằng một nhà thầu Mỹ đã chết vì đau tim khi báo động sai tại căn cứ không quân al Asad ở Iraq.
Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) và rốc két gần đây nhắm vào binh sĩ Mỹ, trong bối cảnh xung đột Hamas-Israel đang tiếp diễn. Trong đó có hai UAV ngày 18.10 nhằm vào căn cứ al Asad ở phía tây thủ đô Baghdad, với một chiếc bị phá hủy và chiếc còn lại bị hư hại. Vụ tấn công đó khiến thành viên lực lượng liên quân bị thương và căn cứ bị hư hại nhẹ.
Vài giờ sau, một vụ tấn công bằng UAV khác nhắm vào căn cứ không quân al-Harir ở Erbil, miền bắc Iraq nhưng đã bị ngăn chặn. Cùng ngày, một vụ tấn công nhắm vào căn cứ al Tanf ở Syria, khiến 4 quân nhân Mỹ bị thương. Đến ngày 19.10 khi đang ở phía bắc biển Đỏ, tàu chiến Mỹ USS Carney đã bắn hạ 4 tên lửa hành trình và 15 UAV do lực lượng Houthi ở Yemen phóng.
Israel trước cuộc tấn công vào Gaza: Lựa chọn nào cho "tàn cuộc"?
Dù không có bằng chứng nào cho thấy Iran đã ra lệnh tấn công, nhưng các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 23.10 nói rằng tình trạng binh sĩ Mỹ bị nhắm mục tiêu gần đây đều có "dấu vân tay của Iran trên đó".
Các quan chức thuộc chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden lo ngại Iran và các lực lượng ủy nhiệm của Iran có thể lợi dụng cuộc xung đột Hamas-Israel để mở ra một mặt trận khác trong cuộc chiến hoặc gây bất ổn hơn nữa cho khu vực, bao gồm cả việc tấn công lực lượng Mỹ, theo The Hill.
Để đối phó tình trạng như trên, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cuối tuần trước đã ra lệnh cho nhóm tác chiến tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower đến một địa điểm do Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ giám sát. Nhóm tác chiến tàu sân bay này đã được chuyển đến phía đông Địa Trung Hải cùng với nhóm tác chiến tàu sân bay USS Gerald R. Ford sau khi cuộc xung đột Hamas-Israel bùng nổ từ ngày 7.10.
Ngoài ra, ông Austin đã bố trí một số lực lượng sẵn sàng triển khai mệnh lệnh nếu họ cần đáp trả bất kỳ hành động tấn công nào, đồng thời triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) và các tiểu đoàn Patriot bổ sung để trải rộng khắp khu vực.
Tàu sân bay Mỹ đến thẳng Trung Đông, không hội quân ở Địa Trung Hải
Ông Ryder hôm 24.10 không tiết lộ chính xác số lượng từng loại vũ khí được gửi đi hoặc nơi chúng sẽ được bố trí, nhưng lưu ý rằng khẩu đội THAAD sẽ từ căn cứ Fort Bliss ở bang Texas và các tiểu đoàn và khẩu đội Patriot từ Fort Liberty ở bang Bắc Carolina, và Fort Sill ở bang Oklahoma.
Ông Ryder cho biết thêm Mỹ đang điều động thêm lực lượng "để gửi một thông điệp rõ ràng rằng chúng tôi sẽ bảo vệ lực lượng của mình. Chúng tôi sẽ luôn duy trì quyền tự vệ. Và nếu có phản ứng và chọn một phản ứng, chúng tôi sẽ làm điều đó vào thời gian và địa điểm do chúng tôi chọn".
Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Iran đối với cáo buộc trên của phía Mỹ.